Giàn giáo nêm là gì?
Giàn giáo nêm một trong những hệ thống hỗ trợ cho xây dựng, là một cụm từ mô tả hệ thống giàn giáo kết hợp giữa cây chống nêm, thanh giằng ngang, hệ chống đà giữa, hệ chống đà biên tại các công trình thi công
Giàn giáo nêm
Chức năng và kích thước giáo nêm
#1. Thanh giằng nêm hay còn gọi là thanh giằng ngang
Thanh giằng ngang có tác dụng giằng các cây giáo nêm lại thành một hệ vững chắc.
2 đầu thanh giằng được hàn 2 nêm giằng có độ dày 4mm
Thanh giằng chịu tải trọng của sàn bê tông theo phương ngang. Giúp hệ dàn giáo nêm vững chắc và ổn định trọng quá trình thi công sàn, dầm, cột
Thanh giằng đa dạng kích thước, nó có thể dài ngắn nhằm mục đích thay đổi khoảng cách giữa các cây chống để đảm bảo khả năng chống đỡ cho hệ giàn giáo nêm
Thông số thanh giằng ngang:
- Nguyên liệu: thép ống Ø42 x 1.8mm.
- Chiều dài L = 0.55m, 1.15m
#4. Chống đứng:
Cây chống đứng giữ nhiệm vụ chịu lực chính.
Chống đứng là thanh tiêu chuẩn làm từ ống Ø48. Kích thước chống nêm: 2500mm, 2000mm, 1500mm, 1000mm
Cách bố trí tai giằng trên chống đứng giàn giáo nêm:
- Chống 1.000 mm; 02 cụm tai giằng
- Chống 1.500 mm; 02 cụm tai giằng
- Chống 2.000 mm; 02 cụm tai giằng
- Chống 2.500 mm; 03 cụm tai giằng
Chống đứng giàn giáo nêm
Bật mí 3 tính năng không thể bỏ qua của chống đứng giàn giáo nêm:
#4.1. Linh hoạt:
Hàn một cụm gồm 4 tai giằng có độ dày 4mm dọc theo chiều dài chống đứng
Một cụm gồm 4 tai giằng được hàn vuông góc với ống 48 (mỗi cụm cách nhau từ 500 – 1000 mm tùy vào kích thước cây chống)
U nêm phụ kiện chống đứng giàn giáo nêm
#4.2. Kết nối theo hướng dọc
Một đầu của chống đứng có thể được chèn vào đầu kia của cây chống khác bằng ống nối tóp rời.
#4.3. Kết nối theo hướng ngang:
Mỗi cây chống nêm có hai đầu nối ở hai đầu cho các cụm tai giằng
2 liên kết này được gắn chặt bằng chốt nêm hàn sẵn trên các phụ kiện
Đây cũng chính là điểm liên kết giữa cây chống đứng và giằng ngang tạo thành hệ chống cho nêm giáo tốt nhất và chịu lực tốt nhất trong các hệ chống đứng hiện nay.